Tìm hiểu công tắc hành trình là gì, ký hiệu, nguyên lý làm việc, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng trong thực tế của công tắc hành trình
CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH
Công tắc hành trình là một loại cảm biến đóng ngắt mạch điều khiển. Công tắc giới hạn là một loại công tắc hành trình. Công tắc giới hạn cơ học là các công tắc được kích hoạt bằng cơ với một số kiểu thông dụng: Kiểu cần gạt, đòn bẩy, nút nhấm, pít-tông… được kích hoạt bằng cách tiếp xúc với vật khác. Khi đối tượng tiếp xúc với bộ truyền động của công tắc, nó sẽ chuyển thiết bị truyền động đến “giới hạn” của nó, làm thay đổi trạng thái của các tiếp điểm. Cụ thể các tiếp điểm được mở ra (đối với mạch thường đóng) và đóng lại đối với mạch thường mở.
Kí hiệu của công tắc hành trình :
Một số ứng dụng của công tắc hành trình
-
Phát hiện sự tiếp xúc của đối tượng
-
Đếm
-
Phát hiện phạm vi di chuyển
-
Phát hiện vị trí và giới hạn chuyển động
-
Ngắt mạch khi gặp sự cố
-
Phát hiện tốc độ
Chúng ta có thể bắt gặp các công tắc hành trình trong các ứng dụng công nghiệp cần sự an toàn hoặc phát hiện.
Ưu điểm của công tắc hành trình:

-
Có thể sử dụng hầu hết trong các ứng dụng công nghiệp
-
Đáp ứng tốt các điều kiện cần đến độ chính xác và có tính lặp lại
-
Tiêu thụ ít năng lượng điện
-
Có thể điều khiển nhiều tải
Hạn chế của công tắc hành trình:
-
Hạn chế đối với những thiết bị có tốc độ chuyển động tương đối thấp
-
Phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị
-
Do phải tiếp xúc nên làm các bộ phận cơ khí bị mòn
Chức năng của các bộ phận của công tắc hành trình
-
Bộ phận truyền động: Là một bộ phận của công tắc hành trình, nó tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Trong một sô công tắc, nó được gắn vào đầu thao tác để mở hoặc đóng các tiếp điểm của công tắc.
-
Phần thân công tắc : Là phần chứa cơ chế tiếp xúc điện
-
Ổ cắm/ chân cắm: Là nơi chứa các đầu vít của các tiếp điểm để kết nối các tiếp điểm với hệ thống dây điện