Cảm biến quang là 1 phần quan trọng trong chuỗi dây chuyền có công dụng giúp phát hiện các vật thể từ xa, đo lường khoảng cách, phát hiện tốc độ di chuyển của vật thể.
1. Vai trò của cảm biến quang
Cảm biến quang được cấu thành từ các linh kiện quang điện, khi có ánh sáng phù hợp chiếu vào sẽ làm thay đổi tính chất, từ đó giúp đưa ra đầu ra phù hợp với các yêu cầu công nghệ.
Cảm biến quang được ứng dụng rộng rãi, sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa. Thiết bị này được thiết kế dành riêng để phát hiện ra nhiều dạng vật thể khác nhau, giúp đo lường khoảng cách hoặc phát hiện tốc độ di chuyển của đối tượng. Trên một dây chuyền tự động hóa, cảm biến quang là một phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu giúp phát hiện các đối tượng bất thường, từ đó giúp kiểm tra sản phẩm.
2. Hướng dẫn đấu nối dây cảm biến quang
Để nối dây cảm biến quang nhanh, chính xác, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là kiểm tra rơ le là 220V hay VDC + VAC. Trong trường hợp là 220V thì rơ le sẽ không đóng được. Còn đối với nguồn điện là 24V hoặc 12V thì cần kiểm tra xem dòng đóng min của rơ le là bao nhiêu.
Cảm biến quang hiện có rất nhiều loại khác nhau như PNP, NPN, AC/DC… Dĩ nhiên, mỗi loại có các thông số và cách cài đặt khác nhau riêng biệt. Vì thế bạn cần kiểm tra rơ le kỹ trước khi tiến hành đấu nối. Bởi nếu kiểm tra rơ le không kỹ cộng thêm cài đặt sơ ý, có thể dẫn đến hỏng dây cảm biến quang. Do đó, khi tiến hành nối dây cảm biến quang, bạn cần tiến hành kiểm tra kỹ dòng min của rơ le, cũng như mã của cảm biến quang để tránh làm hỏng cảm biến.
Cách đấu nối cảm biến quang, cảm biến tiệm cận
Ví dụ, nếu dây cảm biến của bạn thuộc loại NPN thì ngõ ra cần được nối với chân (-), trong trường hợp nối không đúng sẽ khiến rơ le không thể đóng được. Với loại cảm biến 4 dây như: NPN, PNP, 2 dây out, 1 dây NO và 1 dây NC. Với loại cảm biến AC/DV thì có 2 dây, loại này thực hiện đấu nối giống như qua rơ le.